Công việc không phải lúc nào cũng dễ dàng và việc trải qua những trải nghiệm đau đớn là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, những trải nghiệm đó cũng có thể giúp bạn trưởng thành, học hỏi và phát triển bản thân. Những trải nghiệm đó còn có thể giúp bạn đạt được hạnh phúc trong công việc.
Có những lúc nhân viên bạn hết lòng đào tạo, họ rời bỏ bạn
Có lúc là khách hàng bạn hết lòng phụng sự, họ rời bỏ bạn
Có lúc là supplier thân thiết, họ dành thời gian để phục vụ người khác
Rồi có lúc, cố gắng của bạn, mang lại những kết quả không mong đợi
Nhưng chung quy lại, mình cảm thấy bản thân rất may mắn, rất hạnh phúc, vì đã trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc thú vị, mà không phải ai cũng có thể trải nghiệm. Mỗi lần thất bại, mình phải tìm cách ghi nhớ nó, và để có thể bước tiếp đến hôm nay, mình tự tin đã trở thành phiên bản tốt hơn của mình vốn có rất nhiều. Một số lý thuyết – chiêu thức đã giúp mình, thì cũng đã và sẽ giúp đỡ nhiều người, được đề cập ngay bên dưới:
- Học cách đối phó với sự thất bại: Một trong những trải nghiệm đau đớn nhất là thất bại trong công việc. Không bảo vệ được kết quả trong công việc, nó có thể tương đương hoặc hơn cả việc không bảo vệ được người mình yêu thương. Công việc với một đứa “workaholic” như mình, vừa là đứa con – vừa là lý tưởng – vừa là người thầy và cũng là người yêu.
Khi công việc gặp những thất bại, nhỏ hay lớn, đều cần đối phó triệt để. Những thứ khiến bạn lặp lại thất bại trong tương lai, phải mạnh mẽ để triệt tiêu nó, để từ đó, “nguyên nhân” hay “hệ quả” của thất bại, sẽ giúp mình lẫn công việc có cơ hội thành công nhiều hơn. Nếu không đối phó, triệt tiêu nó, bạn sẽ sợ hãi mà mất đi đam mê của mình - Học cách giải quyết vấn đề: Vấn đề luôn được sinh ra, khi ta còn làm việc. Và Creative = Mới + Lợi là kim chỉ nan cho các phương án giải quyết vấn đề (của mình). Đôi lúc, mình nhận ra được, có những vấn đề, phải “đập đi xây lại” mới được. Thì cứ làm thôi, miễn Mới và Lợi, giả quyết được vấn đề.
Có một cách khác dễ hơn, đó là không làm việc – thì sẽ không có vấn đề
- Học cách xây dựng mối quan hệ: Những trải nghiệm đau đớn cũng có thể giúp bạn học cách xây dựng mối quan hệ tốt với những người xung quanh. Hãy tôn trọng người khác và đối xử với họ một cách công bằng. Nếu bạn xây dựng được mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, khách hàng và đối tác, bạn sẽ trở nên hạnh phúc hơn trong công việc.
Tôn trọng không có 2 chiều, không phải bạn tôn trọng tôi thì tôi sẽ tôn trọng bạn. Chỉ những kẻ yếu, mới đòi hỏi tính 2 chiều của tôn trọng. Tôn trọng là việc phải làm, bạn phải cho đi trước cả khi nhận về, đó là công bằng.
Công việc cũng thế, không phải bạn trễ deadline nên tôi sẽ trễ deadline “vì bạn trễ trước”. Công bằng của công ty, là công việc được giải quyết trước deadline. - Học cách làm việc chăm chỉ: Những trải nghiệm đau đớn cũng giúp bạn học cách làm việc chăm chỉ hơn. Bạn cần phải cố gắng hết sức mình để đạt được mục tiêu của mình và đó cũng là cách giúp bạn đạt được hạnh phúc trong công việc. Chăm chỉ chả giúp mình giàu có hơn. Nhưng nó giúp mình đạt được mục tiêu nhanh hơn, dù đó mục tiêu công việc , mục tiêu cá nhân, hay là mục tiêu sống. Nhanh là đã thắng được 1 nửa.
- Học cách cảm thông: Đây là bước cực kỳ quan trọng, và mình luyện tập thường xuyên, đôi lúc nó giúp mình vượt qua thất bại nhanh chóng, nhưng vì nó, mình rất khó gần đến hạnh phúc.
Nhân viên ra đi – hãy cảm thông cho họ, vì họ có nơi xứng đáng hơn thuộc về – Nhưng làm sao mình có thể hạnh phúc khi đã không mang lại cho họ đủ sự hạnh phúc?
Khách hàng ra đi – hãy cảm thông họ, vì họ đang chịu trách nhiệm với miếng cơm manh áo bao nhiêu gia đình, họ cần một đối tác tốt hơn – Nhưng làm sao mình có thể hạnh phúc, khi khách hàng đã không đủ hạnh phúc trong khoảng thời gian mình phụng sự họ?