Phải note lại những xương máu, những bài học, những khuyên răng của các bậc tiền bối trên con đường học trở thành CEO, mình muốn chia sẻ với các bạn một số điều mà mình tự dặn mình để có thể thành công trong thương trường khốc liệt và biến động này.
Định hướng, chọn hướng
Đây là bước quan trọng nhất của một CEO, bởi vì nó quyết định hướng đi của doanh nghiệp, sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp. Một CEO không thể quyết định hời hợt, không có cơ sở dữ liệu, không có phân tích, suy nghĩ thấu đáo, và nhất là, không được sai ở mức căn bản. Một CEO phải biết rõ mình muốn gì, muốn đưa doanh nghiệp đến đâu, và làm thế nào để đạt được mục tiêu đó.
Chọn ngành
Một CEO phải biết chọn ngành phù hợp với khả năng, sở thích và xu hướng của mình. Không phải ngành nào cũng có tiềm năng phát triển, không phải ngành nào cũng có thị trường sẵn sàng – và thị trường cần phải còn không gian để vào.
Một CEO phải tìm ra ngành mà mình có thể tạo ra giá trị cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu thị trường, và còn không gian để cạnh tranh. Một CEO phải thực tế, không theo đuổi ước mơ mà bỏ qua hiện thực. Tồn tại trước rồi hãy theo đuổi ước mơ.
Khi đã chọn được ngành, cần phải tìm hiểu đặt thù ngành một cách sâu sắc, và phải tìm được những yếu tố đặt thù của ngành và giải những đặt thù của ngành thì mới có thể phát triển được.
Ngoài chức năng của các bộ phận theo nguyên tắc quản trị, còn phải biết được đặt thù riêng của từng bộ phận đối với ngành mình lựa chọn.
Vào ngành, vào thị trường
Khi đã chọn được ngành, một CEO phải biết cách vào ngành, vào thị trường một cách hiệu quả. Điều này đòi hỏi một CEO phải có kiến thức sâu rộng về ngành mình lựa chọn, biết được những yếu tố đặc thù của ngành, những vấn đề tồn tại và những giải pháp khả thi. Một CEO phải biết cách phân khúc thị trường, chọn thị trường mục tiêu, chọn bộ danh mục sản phẩm để đáp ứng thị trường.
Một CEO phải biết cách sử dụng các bộ chiến lược như chu kỳ sống của ngành, 3C (khách hàng, công ty và cạnh tranh), BCG (ma trận Boston), Ansoff (ma trận sản phẩm-thị trường), Value chain (chuỗi giá trị) để thiết kế lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Tư duy hệ thống
Một người lãnh đạo phải có tư duy hệ thống để nhìn nhận và giải quyết vấn đề của doanh nghiệp. Không phải vấn đề nào cũng có nguyên nhân rõ ràng, không phải vấn đề nào cũng có giải pháp đơn giản. Một người lãnh đạo phải nhìn vấn đề trong bối cảnh của toàn bộ hệ thống doanh nghiệp, xem xét ảnh hưởng của vấn đề đến các bộ phận khác, và tìm ra điểm mấu chốt để giải quyết vấn đề. Một người lãnh đạo không được nhìn vấn đề riêng lẻ, mà phải nhìn vấn đề liên quan.
Khi nhìn cả hệ thống, có đôi khi, giải quyết không nằm ở nguyên nhân, mà chỉ cần một mấu chốt nhỏ là toàn bộ vấn đề được giải quyết, nếu không giải quyết điểm mấu chốt này, thì dù đã giải quyết nguyên nhân thì vấn đề vẫn tồn tại.
Một doanh nghiệp cũng như một khu rừng. Cả khu rừng có cây, nhưng nhiều cây chưa chắc tạo nên khu rừng.
Nhận thức – hành vi
Một người lãnh đạo phải có nhận thức cao về vai trò và trách nhiệm của mình đối với doanh nghiệp. Một người lãnh đạo phải biết rằng thị trường hiện tại là một thị trường cực kỳ cạnh tranh và biến động nhanh, và không hề công bằng. Một người lãnh đạo phải biết rằng một quyết định sai có thể đưa doanh nghiệp của mình đến vực thẳm. Một người lãnh đạo phải biết rằng thương trường là chiến trường, và phải luôn sẵn sàng chiến đấu. Một người lãnh đạo phải có hành vi phù hợp với nhận thức của mình, không ngại thay đổi, không ngại học hỏi, không ngại thử thách, và không ngại thất bại.
3 ý ở trên dành cho CEO, 2 ý ở dưới là dành cho lãnh đạo.
Đây là những điều mà mình tự dặn chính mình trong suốt quá trình kinh doanh của mình. Hy vọng những điều này có thể giúp ích cho các bạn khởi nghiệp kinh doanh khác. Cũng mong nhận được những góp ý và chia sẻ từ các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này. Chúc các bạn thành công!