Với tư cách là một chủ doanh nghiệp SME, thực tế rằng phân tích dữ liệu đang trở thành xu thế tất yếu của một doanh nghiệp, nhất là trong một thời đại mà AI phát triển quá nhanh, cạnh tranh quá khốc liệt. Trước đây, công ty mình chủ yếu dựa vào các báo cáo tình hình kinh doanh định kỳ tháng, quý, năm như doanh thu, lợi nhuận, số lượng khách hàng… để đánh giá hoạt động.
Tuy nhiên, những báo cáo này có nhược điểm là chỉ cho biết “cái gì đã xảy ra” mà không trả lời được các câu hỏi “tại sao lại như vậy” và “cần làm gì để cải thiện”. Ở một cơ duyên nào đó, xuất phát từ việc nghĩ rằng mình cần đầu tư nâng cấp hệ thống báo cáo lên phân tích kinh doanh. Và với các chủ doanh nghiệp nhỏ, mô hình công ty nhỏ để làm điều này, có vẻ sẽ hơi lãng phí. Nhưng nếu không làm lúc này, mình nghĩ sẽ không biết đến bao giờ và ai sẽ làm. Để mà đánh giá, thì bài viết này, rất mong được đến tay các anh/chị/em/bạn cũng là các SME nhưng chưa có sự quan tâm về phân tích kinh doanh hoặc chưa làm, hoặc vẫn outsource mảng kế toán ra bên ngoài – các bạn hãy cố gắng tìm hiểu kỹ hơn.
Phân tích kinh doanh là việc sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu như thống kê, mô hình hóa để chiết xuất thông tin hữu ích, từ đó hỗ trợ quá trình ra quyết định kinh doanh. Ví dụ, thay vì chỉ biết doanh số giảm, phân tích kinh doanh sẽ cho biết nguyên nhân cụ thể đằng sau sự sụt giảm để mình đưa ra quyết định khắc phục phù hợp. Từ một doanh nghiệp tương đối hỗn độn về dữ liệu, nằm rải rác ở từng phòng ban, nhân viên thì chưa có mindset quản lý thông tin, dữ liệu. Để bắt đầu cho mục tiêu phân tích kinh doanh sâu, Việc thay đổi là bắt đầu thu thập dữ liệu, thông tin, nghiên cứu để rồi mới có cái nhìn đúng đắn, phục vụ cho các loại công cụ:
- Phân tích SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty. Từ đó có chiến lược phát triển phù hợp.
- Phân tích tỷ suất lợi nhuận của các sản phẩm, dịch vụ, sau đó đưa ra kế hoạch cắt giảm xu hướng bán các mã sản phẩm kém kém hiệu quả, tối ưu hóa danh mục sản phẩm.
- Phân tích sâu hơn hành vi và sở thích khách hàng để thiết kế các chương trình marketing phù hợp và hiệu quả hơn.
Điều mình thấy thú vị là phân tích kinh doanh giúp mình nhìn sâu vào bên trong hoạt động của công ty để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề, từ đó có giải pháp khắc phục và cải thiện hiệu quả hoạt động. Các lợi ích mà phân tích kinh doanh mang lại cho doanh nghiệp SME có thể kể ra bao gồm:
- Nâng cao hiệu quả quản trị và ra quyết định dựa trên sự định tính được xác thực dữ liệu
- Cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng
- Giúp phát hiện cơ hội mới trên thị trường
- Tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa nguồn lực sẵn có
Tất nhiên, SME cũng gặp một số thách thức khi áp dụng phân tích kinh doanh như hạn chế về nhân lực, công nghệ, ngân sách đầu tư. Do đó, các bạn nên bắt đầu từ từ với các phân tích đơn giản, sau đó mới đầu tư các công nghệ phân tích nâng cao hơn. Một số lưu ý quan trọng khi áp dụng:
- Xây dựng một đội ngũ phân tích dữ liệu có kỹ năng, hiểu biết về ngành nghề kinh doanh
- Thu thập và làm sạch dữ liệu thường xuyên để đảm bảo chất lượng dữ liệu đầu vào
- Sử dụng các công cụ phân tích phù hợp, trực quan hóa và trình bày dữ liệu một cách dễ hiểu
- Giải thích và thuyết phục các bên liên quan về giá trị và lợi ích của phân tích kinh doanh
Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ giúp ích cho các bạn trong việc áp dụng phân tích kinh doanh vào hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hãy bắt đầu từ ngay hôm nay để tận dụng sức mạnh của dữ liệu nhé!