Nếu nghề CEO là một lựa chọn, vậy Huyền đang làm gì?
Kinh doanh, không phải là kiếm tiền, không phải là phụng sự xã hội, cũng không phải là kiếm tiền và phụng sự xã hội, mà là kiếm tiền bằng cách phụng sự xã hội và không làm phương hại đến cộng đồng.
Làm sao Huyền kiếm được một công việc, mà ở đó tôi có thể tạo ra sự khác biệt?
Thực ra thì mấy câu hỏi này deep quá, Huyền không đủ khả năng và chưa đủ lực để trả lời. Nhưng điều Huyền biết chắc là, mình đang được quyền lựa chọn nghề nghiệp cho chính mình. Huyền làm nghề CEO.
Vậy thì làm CEO, trong năm 2018 và sẽ là mục tiêu 2019, mục tiêu là phụng sự cho tri thức của đội ngũ. Những lời hoa mỹ mà mấy trang báo như cafebiz hay viết kiểu như “Nhân viên không rời bỏ công ty, họ rời bỏ sếp vì TÂM TẦM TÀI TIỀN, hoàn toàn sai nhé các bạn.
Để note lại lần nữa về vị trí CEO – họ là người đứng ngoài guồng máy hoạt động của công ty, họ dẫn dắt mọi người. Vì thế, từ trong tim, Huyền nghĩ mình chỉ đang là sếp của những cá nhân làm việc trực tiếp như : kế toán, nhân sự, trường phòng … Các nhân viên còn lại sẽ có sếp riêng của họ – một nước không thê có 2 vua. Vậy thì hãy thử tự phân tích 4T như nào:
SẾP CÓ TÂM
Một người sếp hiền lành, có trái tim nhân ái, luôn bao dung cho nhân viên. Ở công ty, sếp như một người anh, một người cha…. Chăm sóc cho nhân viên từ miếng cơm giấc ngủ, tâm tư tình cảm nguyện vọng. Mục tiêu của sếp là nhân viên phải có công việc và cuộc sống thật sự hạnh phúc để cống hiến cho công ty.
>>> Sai nhé. Nếu lạm dụng Nhân trị, chúng ta có một tổ chức “vô tổ chức”, tự do quá trớn. Muốn có TÂM, về nhà mà thể hiện. Ai biết đến blog này, hy vọng các bạn sẽ đọc bài này tại đây
SẾP CÓ TẦM
Một nhà lãnh đạo thật sự, sếp có một tầm nhìn vĩ đại, hướng nhân viên đến những sứ mệnh lớn lao, làm việc có mục đích và mục tiêu cụ thể. Sếp định hướng phát triển sự nghiệp và lãnh đạo của nhân viên. Mục tiêu của sếp là nhân viên trở thành những nhà lãnh đạo kế tiếp để phát triển một doanh nghiệp bền vững.
>>> Tin Huyền đi, cái tầm của nhà lãnh đạo không đong đến bằng việc họ đặt mục tiêu biến nhân viên thành những lãnh đạo kế tiếp để phát triển doanh nghiệp bền vững đâu ạ.
SẾP CÓ TÀI
Một nhà quản lý tài ba, sếp rất giỏi về khả năng chuyên môn trong lĩnh vực của mình. Sếp là một chuyên gia, và luôn hướng dẫn, đào tạo và huấn luyện nhân viên của mình để nâng cao khả năng làm việc của các nhân viên. Sếp có từng nấc thang thành công cụ thể cho từng nhân viên trong quá trình phát triển sự nghiệp. Mục tiêu của sếp là tạo nên những chuyên gia kiệt xuất trong lĩnh vực của mình và phát triển kinh doanh của công ty.
>>> Người mà giỏi quản lí, và họ còn giỏi luôn khả năng chuyên môn thì xác định công ty không đi xa được đâu ạ.
SẾP CÓ TIỀN
Không nói nhiều, sếp có rất nhiều tiền. Sếp sẵn sàng trả lương cao, phúc lợi tốt, sẵn sàng đầu tư để nhân viên có thể tự do phát triển mọi khả năng trong các lĩnh vực. Mục tiêu của sếp là tạo ra những nhân viên xuất sắc để giúp sếp phát triển công ty và tạo ra nhiều lợi nhuận mới.
>>> Ngày Huyền khởi nghiệp, mình còn mạc hơn cả người tay trắng cơ, mình nợ ngập đầu. Sau này, chính việc trả lương cao, phúc lợi tốt, đầu tư cho nhân viên tự do phát triển khả năng lại chính là cái giết chết công ty. Nên để nói rằng TIỀN là thước đo cho một người sếp tốt nghe sai trái quá.
===
Với kinh nghiệm nghề CEO của mình, mình hy vọng gửi đến các bạn một lời khuyên chân thành “ĐỌC CÁI GÌ TRÊN MẠNG CŨNG PHẢI XÀI NÃO”.
Nếu đắn đo về sếp, hãy đi kể cả theo bạn, họ có đủ TÂM TẦM TÀI TIỀN
Nếu bạn nghĩ rằng đây sẽ là sếp mình, thì dù họ không có TÂM TẦM TÀI TIỀN, cuộc đời sẽ gắn 2 người lại với nhau.
Yêu,
——–
Làm cái CEO’s Performnace Checklist để biết cuộc đời này sẽ làm gì – phấn đấu cho điều gì – không làm hết thì xóa đi, chứ kiếp sau không muốn làm nghề này nữa