Việc lựa chọn một hay vài bạn trở thành lứa nhân sự quản lý kế cận là một trong những tính toán, sắp đặt, khai thác tiềm năng của một nhân sự. Trong tư duy hữu hạn với vai trò chủ doanh nghiệp SME, mình chỉ muốn chia sẻ bài viết này dưới góc độ học thuật, còn trong một khía cạnh mang tính riêng biệt của các chủ doanh nghiệp khác nhau, ắt sẽ có các dụng nhân khác nhau
1. TÍNH CÁCH CÁ NHÂN
Những tính cách này sẽ giúp bạn hoàn thiện bản thân, làm tốt hơn mối quan của bạn với mọi người. Những tính cách cá nhân này sẽ giúp mọi người tìm đến và cảm thấy thoải mái khi theo bạn
a. Tự giác – tự động viên: Một quản lý giỏi sẽ không thể động viên người khác nếu như họ không thể động viên chính bản thân mình. Tự giác – tự động viên là tính cách tự thúc mình tiến lên, nhận trách cho những gì kế tiếp. Là một quản lý, bản phải tự động viên mình, và động viên những cộng sự của bạn.
b. Ngay thẳng: Nhân viên tin và trung thành vào một người quản lý tốt nếu như nhân viên biết rằng quản lý sẽ chiến đấu vì họ, làm những gì mình nói và làm theo luật định.
c. Đáng tin dung/Đáng tin cậy: Quản lý của bạn và nhân viên của bạn cần phải biết họ có thể tin dung và dựa vào khả năng hoàn thành công việc của bạn
d. Lạc quan và vui vẻ: Bạn có nhìn vào tương lai với niềm hy vọng thực tiễn? Tính cách lạc quan sẽ giúp lên tinh thần nhân viên. Thái độ và suy nghĩ tích cực của bạn sẽ truyền cảm hứng cho nhân viên, những người chung quanh và giúp họ cảm thấy hưng phấn khi hoàn thành công việc
e. Tự tin: Bạn có tự tin không? Bạn cần phải quyết định những quyết định khó khăn với sự tự tin và để mọi người cảm nhận rằng bạn tự tin và có khả năng đưa ra những quyết định tốt.
f. Bình tĩnh: Là 1 manager, bạn không thể co lại hoặc đổ vỡ dưới áp lực. Khả năng giữ bình tĩnh và làm những gì cần phải làm là điều tối cần thiết trong một người quản lý tốt .
g. Uyển chuyển: Uyển chuyển và linh hoạt ở một mức độ nhất định rất cần thiết ở một manager vì bạn có lúc cần phải thích ứng với sự thay đổi liên tục của môi trường cạnh tranh thời đại
h. Là một con người có tâm: Nhân viên luôn đánh giá cao những quản lý với nhân tâm thay vì chỉ giấu mình phía sau quyền lực. Những người quản lý tốt nhất là những người không ngần ngại là chính mình. Những quản lý có thể kết nối với người khác ở cái tâm là những người đem lại sự trung thành cao nhất từ nhân viên.
2. TÍNH CÁCH DOANH NGHIỆP
Là một người quản lý, bạn cần phải nhạy bén. Hiểu được các nguyên tắc quản lý, luật doanh nghiệp, và các tính cách doanh nghiệp khác rất cần thiết cho những quyết định hằng ngày trong công việc của bạn. Những quản lý xuất sắc mang trong mình một nguồn kiến thức và áp dụng nó một cách tự nhiên mà không cần phải khoe khoang về về kiến thức của mình
a. Kiến thức chuyên môn / ngành: Bạn biết gì về ngành công nghiệp mà bạn đang làm việc? Kiến thức về ngành công nghiệp của bạn giúp bạn trả lời những câu hỏi chuyên môn và làm việc hiệu quả hơn.
b. Khả năng giao quyền và ủy nhiệm: Một người quản lý giỏi biết khi nào phải giao việc và giao việc cho ai để có kết quả tốt nhất cho công việc và cho nhân viên.
c. Khả năng tổ chức khoa học: Bạn cần khả năng tổ chức để trở thành một quản lý giỏi. Bạn cần phải theo sát tiến độ của những dự án, nhân viên, và công việc được giao hoặc đã giao để bạn luôn nắm rõ những gì đang xảy ra trong phòng ban của bạn và trong cty.
d. Hiểu và quản lý tài chính: Bạn phải hiểu khái niệm tài chính cơ bản để có thể hiểu được tối ưu chi phí là một phần của những những dự án mà bạn đang được giao
e. Hiểu cấu trúc cty: Bạn phải hiểu hệ thống phân cấp của cty. Bạn phải đảm bảo rằng bạn hiểu được nhiệm vụ trách nhiệm của mình, và bạn phải báo cáo cho ai. Bạn cũng phải hiểu rõ cơ cấu tổ chức của cty ảnh hưởng ntn đối với bạn và các nhân viên của bạn
f. Kiến thức cơ bản về luật kinh doanh: Dù không phải là chuyên gia luật, bạn phải ít nhất nắm được các điều luật doanh nghiệp cơ bản như luật quấy rối tình dục, luật lao động, luật sa thải, v.v.v
g. Đồng bộ giữa bức tranh lớn và kế hoạch nhỏ / chi tiết: Kế hoạch và hành động nhỏ dẫn đến sự hoàn thiện của bức tranh tổng thể; bức tranh tổng thể cho dẫn đường cho những kế hoạch chi tiết: Những quản lý suất xắc luôn nghĩ và quản lý được bức tranh tổng thể và hành động chi tiết cùng lúc.
3. KỸ NĂNG GIAO TIẾP
Một nhà quản lý tốt cần phải có khả năng giao tiếp hiệu quả. Bạn có thể ngạc nhiên vì những phẩm chất khác nhau có liên quan đến kỹ năng này. Hãy chắc chắn rằng bạn phát triển khả năng giao tiếp như là một phần của việc nổ lực để vươn lên. Dưới đây là một số phẩm chất phải có nếu bạn muốn trở thành một người giao tiếp hiệu quả như bạn thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình
a. Kỹ năng viết: Một người quản lý giỏi phải biết khi nào nên viết ngắn, dài, và viết đúng, đủ dù đó là trong email, memos, text, chat message hoặc thư cám ơn.
b. Kỹ năng nói trước đám đông: Một người quản lý tốt phải là một có khả năng nói chuyện rõ ràng, mạch lạc, chính xác, và hiệu quả trước đám đông, trong buổi phỏng vấn, hoặc thông báo cho nhân viên.
c. Kỹ năng phản hồi mang tính xây dựng: Bạn phải biết phản hồi thông tin của bạn sao cho người nghe muốn nghe và hiểu được những gì bạn muốn truyền đạt để người nghe học và trở nên tốt hơn.
d. Kỹ năng lắng nghe: Một trong những kỹ năng giao tiếp quan trọng nhất là lắng nghe. Hãy chắc chắn rằng bạn đang lắng nghe nhân viên của mình , cấp trên và khách hàng, và rằng bạn đã ghi nhận nó.
e. Kỹ năng chi tiết hóa thông tin: Khi có những chỉ định , bạn phải thật cụ thể trong những gì bạn muốn, và kết quả mong đợi. Hãy chắc chắn rằng nhân viên của bạn hiểu những gì bạn muốn nhận được.
f. Kỹ năng tổ chức thuyết trình: Bạn nên thực hành các bài thuyết trình của bạn trước khi diễn thuyết để nó được rõ ràng và súc tích , và để chảy trình bày của bạn tốt
g. Kỹ năng chọn kênh thông tin hiệu quả nhất: Một quản lý giỏi phải biết kênh thông tin nào là hiệu quả nhất cho mỗi vấn đề. Chọn đúng kênh thông tin sẽ giúp vấn đề giải quyết dứt điểm, nhanh, gọn; trong khi chọn sai thông tin có thể làm vấn đề rắc rối hoặc bị đưa vào quên lãng
4. CHẤT LƯỢNG MỐI QUAN HỆ
Là một người quản lý, khi bạn xây dựng mối quan hệ, tính cách của bạn rất quan trọng. Bạn cần phải biết quản lý mối quan hệ của bạn với các nhân viên cũng như quản lý mối quan hệ của các nhân viên của bạn với nhau. Bạn cũng nên biết làm thế nào để phát triển mối quan hệ với cấp trên của mình , phối hợp các mối quan hệ giữa những người ở trên bạn và bên dưới, bạn trong hệ thống phân cấp
a. Hòa giải: Một người quản lý tốt cần phải có khả năng hoạt động như một trung gian giữa người lao động, giữa người lao động và khách hàng, hoặc giữa một cấp trên và một cấp dưới . Nâng cấp phẩm chất trung gian của bạn , và tìm hiểu các kỹ thuật giải quyết xung đột sẽ giúp bạn trở thành một người quản lý tốt.
b. Hành động nhóm: Bạn cần để có thể hoạt động như là một phần của một nhóm nếu bạn muốn thành một nhà quản lý thành công. Hãy chắc chắn rằng bạn sẵn sàng để làm việc với những người khác, và rằng bạn luôn làm tốt vai trò của bạn trong nhóm
c. Tôn trọng: Bạn cần phải tôn trọng của nhân viên của bạn nếu bạn muốn trở thành người quản lý được tôn trọng. Là người quản lý, bạn là tấm gương và là người xây dựng nền tảng của mối quan hệ tôn trong lẫn nhau đó.
d. Hợp tác: Bạn sẽ cần phải thiết lập sự hợp tác với những quản lý khác, và với nhóm của bạn . Bạn cũng phải hiểu làm thế nào để tích hợp những ý tưởng và tính cách khác nhau.
e. Đánh giá nhân viên: Một người quản lý tốt sẽ giúp nhân viên cảm thấy giá trị đóng góp của họ được tôn trọng. Khảo sát cho thấy các nhân viên muốn cấp trên nhìn nhận sự đóng góp của họ, và vì vậy, bạn cần phải chắc chắn rằng bạn luôn sẵn sàng, bằng cách này hay cách khác, nhìn nhận và tuyên dương sự đóng góp của nhân viên cũng như trừng phạt những lỗi lầm của họ