Mình note lại vài ý trong quá triền nghiên cứu về tình hình ứng dụng Hệ thống Quản lý Kho hàng (WMS) tại Việt Nam.
Cơ hội cho việc ứng dụng WMS tại Việt Nam
- Ngành logistic đang phát triển mạnh tại Việt Nam, đòi hỏi các doanh nghiệp phải ứng dụng công nghệ vào quản lý kho bãi để nâng cao hiệu quả hoạt động. Một sự thật là nét văn hoá chấp nhận sức mạnh công nghệ của Việt Nam tương đối cao. Điển hình như việc Grab thu phí 28%, be yêu cầu chụp hình tài xế trong giờ làm việc để kiểm tra trang phục… người lao động Việt Nam đều không phản kháng, hoặc phản kháng rất yếu ớt. Vì thế, mình tin rằng, khi ứng dụng công nghệ quản lý kho bãi, ngoài việc tăng hiệu quả lao động, nhóm nhân sự lao động tại Việt Nam cũng dễ dàng chấp nhận hơn so với vài trước trong khu vực.
- WMS giúp tối ưu hoá các hoạt động nhập/xuất hàng, quản lý tồn kho, nguồn nhân lực,… giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất và dịch vụ khách hàng.
- Việt Nam tham gia các FTA giúp thúc đẩy xuất khẩu, tạo động lực cho logistics phát triển, trong đó có ứng dụng công nghệ như WMS.
- WMS giúp doanh nghiệp logistics nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường.
Thách thức đối với việc ứng dụng WMS tại Việt Nam
- Chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống kho bãi thông minh cao. Không thể so sánh một tập đoàn lớn ứng dụng công nghệ tích hợp hàng chục tỉ được. Trong bài viết này, doanh nghiệp SME có quy mô ứng dụng công nghệ ở mức dưới 3 tỉ, với SKU khoảng vài chục ngàn đơn vị, nên thực ra các con số đầu tư hệ thống công nghệ đối với SME là tương đối cao.
- Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc lựa chọn nhà cung cấp phần mềm WMS phù hợp. Trên thị trường Việt Nam, có khá nhiều doanh nghiệp cung cấp, nhưng để nói thật, vừa chuẩn mực, vừa tầm nhìn dài hạn, vừa đi đường dài cùng sự phát triển của SME thì thật là khó lựa chọn đơn vị cung cấp.
- Chi phí triển khai, lắp đặt và bảo trì hệ thống WMS đòi hỏi khá lớn. Dĩ nhiên, đó là chưa kể đến việc triển khai không thành công, đang triển khai và bỏ dỡ.
- Thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng vận hành WMS. Mình không biết sẽ chia sẻ thêm chỗ này như nào, nhưng quả thật, nguồn nhân lực đáp ứng được vận hành WMS là một chuyện rất đáng suy ngẫm tại thị trường Việt Nam.
- Sự phát triển không đồng đều giữa các doanh nghiệp lớn và nhỏ trong việc ứng dụng công nghệ. Đây là một trong những trăn trở của mình. Và mình sẽ chia sẻ ở một bài khác, để nói sâu hơn về việc khoảng cách quản lý ở 2 quy mô doanh nghiệp như thế này.
Như vậy, sau khi phân tích cả cơ hội lẫn thách thức đối với việc ứng dụng WMS tại Việt Nam, thì mình thấy rằng cơ hội không đủ để khoả lấp được cách thách thức đang vạch ra. Đây là một chủ đề rất thực tế và cần thiết cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam. Mình sẽ take note thêm ở các bài sau về các cách đang diễn ra trong ngành này.